Những tác hại của béo phì (Kỳ 1)
Ngoài sự thiệt thòi quá lớn về mặt tâm lý và xã hội (tự ti, trầm cảm,...) do những lời đùa tếu chế giễu, béo phì còn liên quan đến những rối loạn trong cơ thể, nhất là khi béo phì đã trở nên nghiêm trọng.
Ngoài sự thiệt thòi quá lớn về mặt tâm lý và xã hội (tự ti, trầm cảm,...) do những lời đùa tếu chế giễu, béo phì còn liên quan đến những rối loạn trong cơ thể, nhất là khi béo phì đã trở nên nghiêm trọng.
Chứng béo phì ở trẻ em có thể là một bệnh thứ phát nghĩa là hậu quả của một căn bệnh đặc biệt nhưng mà 95% chứng béo là bệnh nguyên phát nghĩa là không phải có căn nguyên từ một bệnh khác.
Theo thống kê, có khoảng 17% số trẻ em nước ta bị béo phì, 5% béo quá mức tiêu chuẩn. Và xu hướng béo phì đó ngày càng phổ biến trên toàn thế giới, bởi vậy Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã dự định tổ chức một lực lượng chuyên trách nhằm chuyển hướng tình trạng béo phì hiện nay.
Có những người gần như chỉ hít không khí thôi cũng cảm thấy tăng cân, nhưng đôi khi vẫn có ai đó than vãn rằng họ ăn rất nhiều và đầy đủ dinh dưỡng nhưng chẳng hấp thu được chút nào.
Nếu bạn sở hữu một cơ thể tiêu hao ít năng lượng chắc chắn nhu cầu về thức ăn ít hơn. Nhưng có những gen đặc biệt trong cơ thể quyết định tỉ lệ các tế bào tạo mỡ trong đó năng lượng thừa được dự trữ dưới dạng triglyxêrit, khiến cho mỗi người có sự tăng thể trọng khác nhau.
Có nhiều người ăn rất nhiều mà vẫn không làm sao lên cân được; trong khi đó những người khác gần như chỉ hít thở thôi cũng thấy to ra. Tại sao lại có sự khác nhau như vậy?
© Copyright 2020 WIKICABINET | Bog cá nhân